1. Nguyễn từ đường
Nội thất Nguyễn từ đường.
Nguyễn từ đường là một địa điểm lưu niệm những con người trong một gia đình được xem là danh nhân của đất Bến Tre. Nguyễn Ngọc Tương là người không màng danh lợi (ông từng là Tri phủ, Quận trưởng, Đốc Phủ sứ). Với nghĩa khí cứng cỏi, lòng yêu thương vô hạn, có tinh thần tiến bộ hướng hai con mình phục vụ cách mạng, là người sáng lập giáo phái Cao Đài Ban chỉnh ở Bến Tre, đạo đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng như: đóng góp tiền mua máy in đem vào vùng kháng chiến để phục vụ cách mạng. Ngoài ra, những người con của Đức giáo tông đã đóng góp rất lớn cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đó là 2 ông Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Ngọc Nhựt. Hai ông đã từ bỏ cuộc sống giàu sang, vợ đẹp bên Pháp để về Việt Nam sống chốn bưng biền với muôn vàn khó khăn gian khổ, mang trong mình ước vọng giải phóng dân tộc luôn ấp ủ. Trong kháng chiến chống Pháp, ông Nguyễn Ngọc Bích đã tổ chức phá sập cầu Cái Răng, cầu Tân Hương nhằm ngăn chặn bước tiến của quân địch. Ông từng bị bắt và bị đày sang Pháp. Ở Pháp, Nguyễn Ngọc Bích đã gặp Nguyễn Ngọc Nhựt và khuyên em trai mình tiếp tục sứ mạng của mình. Nguyễn Ngọc Nhựt đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và sau đó tự nguyện xin vể Tổ quốc để cùng đồng bào kháng chiến. Ông là Ủy viên phụ trách công tác thương binh xã hội của Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ năm 1948.
2. Nhà Bảo tàng Bến Tre
(Dinh Tỉnh trưởng cũ) hiện tọa lạc tại phường 3, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Ngôi nhà có mặt chính hướng ra sông Bến tre, mặt sau hướng về đường Cách mạng tháng Tám - một trong những con đường nhộn nhịp nhất của TP. Bến Tre với tổng diện tích khu vực là 13.000m2, diện tích xây dựng là 474m2.
Chính vì vị trí quan trọng như vậy nên khi xâm chiếm đất Bến Tre, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã cho xây dựng ngôi nhà này để làm Dinh Tham biện. Sau hiệp định Genève (20-7-1954), đế quốc Mỹ nhảy vào dựng lên ở miềm Nam chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, ngôi nhà này được Mỹ - Ngụy chọn làm Dinh Tỉnh trưởng.
Nhà Bảo tàng Bến Tre.
Ngôi nhà có kiến trúc Pháp, kiến trúc cổ hiếm hoi còn lại của Bến Tre. Đây là cơ sở nội tuyến bí mật in ấn tài liệu vào năm 1938 theo sự chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thái Bường; là nơi diễn ra lễ ký quyết định thành lập công binh giới của lãnh đạo Tỉnh ủy vào tháng 10-1945; là cơ sở hoạt động bí mật của chiến sĩ tình báo Phạm Ngọc Thảo với cương vị Đại tá Tỉnh trưởng Kiến Hòa giai đoạn 1960–1962...
Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, ngôi nhà được Tỉnh ủy Bến Tre tiếp quản, sau đó giao lại cho Ty Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để làm phòng Bảo tồn Bảo tàng vào năm 1976. Khi Bảo tàng Bến Tre được thành lập theo quyết định số 1564 ngày 26-10-1981, tỉnh đã quyết định giao lại ngôi nhà cho Bảo tàng sử dụng để trưng bày những hình ảnh và hiện vật truyền thống cách mạng của nhân dân tỉnh nhà trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược.
3. Chùa Viên Giác
tọa lạc tại phường 5, TP. Bến Tre trên một diện tích 3.500m2. Đây là một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, được xây dựng vào khoảng năm 1870. Ngày 4 tháng 11 năm Ất Mão (1915), chùa được khởi công trùng tu và đến năm 1921 thì hoàn thành. Chùa Viên Giác là ngôi cổ tự không chỉ nổi tiếng ở Bến Tre mà còn khắp cả miền Nam vì nơi đây đã gắn liền với phong trào chấn hưng Phật giáo của Hòa thượng Lê Khánh Hòa – một vị cao tăng tinh thông Phật học (trụ trì chùa Tuyên Linh). Vào năm 1927, sư cụ Khánh Hòa đã tổ chức lớp giáo lý Phật học một năm cho các phật tử tại chùa. Hiện nay, tại chùa còn lưu giữ nhiều tài liệu Phật học, kinh sách liên quan đến thời kỳ Chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ. Trong những năm tháng kháng chiến chống lại thực dân Pháp, những vị trụ trì chùa đã có nhiều đóng góp cho phong trào yêu nước, điển hình như thầy Chí An. Năm 1946, thầy Chí An với tinh thần yêu nước đã tham gia Phật giáo cứu quốc tỉnh Bến Tre. Vì thế, chùa là nơi hoạt động cách mạng, nơi hộp họp của những nhà yêu nước lúc bấy giờ.
Chùa Viên Giác.
Trong thời gian này, Hòa thượng Thích Vĩnh Thiệu đến chùa Viên Giác cùng tham gia hoạt động cách mạng với thầy Chí An cho đến ngày viên tịch. Những hoạt động của thầy Chí An và một số vị tại chùa Viên Giác không qua mắt được mật thám và tay sai nên thầy Chí An bị bắt và tù đày. Năm 1989, nơi đây đã đánh dấu một bước ngoặc lịch sử của Phật giáo Bến Tre, là nơi diễn ra lễ ra mắt Ban đại diện Tỉnh hội Phật giáo lâm thời tỉnh Bến Tre, mở đầu cho sinh khí sinh hoạt của tăng ni và phật tử. Nơi đây cũng đã tổ chức những Đại Giới Đàn, trường hạ trong những năm An cư kiết hạ cho chư tăng trong tỉnh và thành phố.
4. Khảo cổ học Giồng Nổi
tọa lạc tại ấp Bình Thành, xã Bình Phú, TP. Bến Tre trên diện tích 4.000m2 tập trung chủ yếu ở khu vườn của các ông Đoàn Quang Trứ, Huỳnh Văn Bê và Võ Ngọc Rạng thuộc phần cao của giồng. Di chỉ được Viện Khảo Cổ học và Bảo tàng Bến Tre phối hợp cùng đào thám sát năm 2003, khai quật trong 3 năm liên tiếp 2004, 2005, 2006 và năm 2010 (đào thám sát mở rộng). Di chỉ Giồng Nổi có niên đại khoảng sơ kỳ đồ sắt, tồn tại trong khoảng từ 2500 đến 2000 năm cách ngày nay. Di chỉ này có thời điểm đồng đại với nhóm di chỉ ở tỉnh Long An như Gò Cao Su, Lộc Giang, Gò Ô Chùa lớp sát trên với nhóm di tích vùng Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh như Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ, Giồng Cá Trăng, với nhóm di tích ven biển thuộc tỉnh Đồng Nai như Suối Linh, Cái Lăng lớp trên với di chỉ Dốc Chùa giai đoạn sơ kỳ đồ sắt, di tích Long Bửu (thành phố Hồ Chí Minh).
Qua đào thám sát và 3 hố khai quật với diện tích là 437m2, một phần diện tích quan trọng của Giồng Nổi có niện đại từ 2500-2000 năm cách ngày nay đã xuất lộ- diện tích cư trú của một làng cổ. Cả 3 hố khai quật đều đào trúng nơi cư trú. Tại đây, ở khu vực phía Tây có bãi nung gốm và có thể là nơi làm gốm, một bếp lớn của cộng đồng. Khu vực phía Đông là nơi có một số nhà lớn (qua dấu vết các lỗ chân cột) để ở và thờ cúng. Khu vực này, dấu vết của các mảnh gốm vỡ vẫn còn tiếp tục phát triển qua con lộ, sân và nhà ở hiện tại. Do địa hình giồng đất với kết cấu nền đất tương đối cứng nên các cư dân ở đây có lẽ không ở nhà sàn làm trên cọc gỗ, đến nay vẫn chưa phát hiện cà ràng gốm - loại bếp tương đối phổ biến của các cư dân ở vùng đầm lầy. Cà ràng vốn không thấy trong các di tích Sa Huỳnh sớm. Ở sơ kỳ đồ sắt trong các di chỉ của nền văn hóa này cũng không phổ biến lắm. Phải chăng nó là hiện vật có được khi giao lưu với các cư dân tiền Óc Eo ngày một trở nên nhiều hơn.
5. Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định
tọa lạc tại ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm có tổng diện tích 15.000m2 gồm có đền thờ, phòng trưng bày, phòng chiếu phim và nhà tiếp khách. Bà Nguyễn Thị Định (1920-1992) là nữ tướng đầu tiên của Việt Nam, từng giữ nhiều chức vụ cao như: Phó Tổng tư lệnh quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh - Xã hội, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,…
Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định.
Công trình được khởi công vào ngày 26/12/2000, khánh thành ngày 26/12/2003. Đây là một trong những công trình văn hóa đầu thế kỷ 21, điểm thêm một chấm son trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử tỉnh Bến Tre. Hàng năm vào ngày 28/7 (âl), lễ giỗ của bà được tổ chức trang trọng tại đây. Bạn bè, thân hữu, gia đình và chính quyền các cấp đến viếng, thắp hương để tưởng nhớ đến bà.
6. Đình Tiên Thủy
tọa lạc tại ấp Khánh Hội Đông, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre với tổng diện tích 19.599m2, diện tích xây dựng 2.500m2 . Dựa vào sắc phong mà Ban Khánh tiết đình còn lưu giữ được thì đình được phong sắc vào thời Tự Đức ngũ niên (1852). Năm 1918, ông Tạ Khắc Dệt đứng ra vận động nhân dân trong khu vực chung tay đóng góp rước một nhóm thợ từ miền Trung vào để trùng tu lại ngôi đình. Đến năm 1928, công trình trùng tu hoàn thành và có dáng vẻ như hôm nay. Đình là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo thể hiện tay nghề chạm trỗ, chạm lộng, chạm khắc,…của người thợ tải hoa thể hiện qua các đồ án trang trí trên bao lam, hoành phi, câu đối, liễn đối,…
Hiện nay, Ban Quản lý Di tích Bến Tre đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng để sớm hoàn chỉnh hồ sơ di tích đình Tiên Thủy xin công nhận di tích cấp quốc gia trong năm nay. Các di tích còn lại sẽ được hoàn thành trong thời gian tiếp theo.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CP XÂY DỰNG KIẾN TRÚC ĐẸP
Địa chỉ: 87 Đường 59, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0972 440 229
Email: nguyenzang.kts@gmail.com
Sản phẩm nội thất
Bài viết nội thất
- Nội thất Vinhome Central Park cho năm Mậu Tuất
- Nội thất hiện đại trẻ trung tại biệt thự CITYLAND Gò Vấp
- Shop thời trang TNG
- Nội thất nhà chú Thảo Tân Bình
- Show room Revlon
- Nội thất căn hộ Vinhomes Central Park - TP. HCM
- Dự án siêu thị mini
- Chung cư Celadon city
- Thiết kế nội thất biệt thự CityLand Gò Vấp
Lỗi thiết kế nội thất phòng bếp cần tránh
Ngày đăng: 27-03-2024Trước khi lên phương án thiết kế, bạn nên tham khảo các lỗi thiết kế nội thất phòng bếp cần tránh sau đây để tránh mất thời gian, công sức và tiền bạc. Hãy cùng Kiến Trúc Đẹp tìm hiểu các lỗi thiết kế nội ...
Phong cách thiết kế nội thất phòng bếp đẹp cho căn hộ
Ngày đăng: 20-03-2024Nâng tầm phong cách sống của bạn với những thiết kế phòng bếp đẹp và đẳng cấp cho căn hộ cao cấp. Cùng Kiến Trúc Đẹp khám phá những xu hướng thiết kế mới nhất và những sản phẩm cao cấp để tạo ra một không ...
Lưu ý khi thiết kế nội thất bếp hiện đại
Ngày đăng: 13-03-2024Khi thiết kế nội thất bếp, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến nhiều yếu tố như công năng, thẩm mỹ và phong thủy. Bài viết này của Kiến Trúc Đẹp sẽ bật mí cho bạn những bí quyết thiết kế nội thất bếp hiện ...
Thiết kế nội thất phòng bếp gỗ tự nhiên đẳng cấp sang trọng
Ngày đăng: 06-03-2024Nếu bạn đang tìm kiếm một phong cách thiết kế nội thất phòng bếp sang trọng và đẳng cấp thì gỗ tự nhiên chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Hãy cùng Kiến Trúc Đẹp tìm hiểu về thiết kế nội thất gỗ cho ...
Tư vấn thiết kế nội thất phòng bếp cho căn hộ hiện đại
Ngày đăng: 28-02-2024Thiết kế nội thất phòng bếp đang nhận được sự quan tâm của nhiều gia chủ khi chuyển về nhà mới hoặc tân trang lại nhà cũ. Hãy cùng Kiến Trúc Đẹp khám phá những mẹo thiết kế nội thất phòng bếp cho căn hộ hiện ...
Chia sẻ cách thiết kế phòng khách liền bếp 30m2
Ngày đăng: 21-02-2024Trong bài viết này, Kiến Trúc Đẹp sẽ chia sẻ những bí quyết và mẹo thiết kế nội thất độc đáo cho không gian phòng khách kết hợp bếp với diện tích 30m2, cùng với những mẫu thiết kế nội thất đang là xu hướng ...